Doanh nhân văn hóa thế giới
Last updated
Last updated
Đại thi hào Nguyễn Du: Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu 1765- mất năm Canh Thìn 1820 tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ, là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm ngày sinh của ông.
Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du nguyên có tên là “Đoạn trường tân thanh”. Đây là tác phẩm truyện thơ nôm lục bát viết dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Mượn bối cảnh xã hội Trung Quốc đời nhà Minh (Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh) nhưng Truyện Kiều chính là bức tranh rộng lớn về cuộc sống thời đại lúc nhà thơ đang sống. Tác phẩm gồm 3.254 câu lục bát kể về cuộc đời 15 năm lưu lạc, chìm nổi của Thúy Kiều, người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng vì gia biến phải bán mình chuộc cha, rơi vào cảnh “Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”, bị các thế lực phong kiến dày xéo, chà đạp.
Về giá trị hiện thực: Tác phẩm đã phơi bày bộ mặt xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, đồng thời phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam.
Về giá trị nhân đạo: Truyện Kiều là tiếng nói đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lý và ngợi ca vẻ đẹp của con người. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du thể hiện ước mơ đẹp đẽ về một tình yêu tự do, trong sáng, chung thủy trong xã hội mà quan niệm về tình yêu, hôn nhân còn hết sức khắc nghiệt. Mối tình Kim - Kiều được xem như là bài ca tuyệt đẹp về tình yêu lứa đôi trong văn học dân tộc. Truyện Kiều còn là bài ca ca ngợi vẻ đẹp của con người. Đó là vẻ đẹp của tài, sắc, tình, lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, đức tính vị tha, thủy chung, chí khí anh hùng… Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải là hiện thân cho những vẻ đẹp đó. Thông qua nhân vật Từ Hải, người anh hùng hảo hán, một mình dám chống lại cả xã hội bạo tàn, Nguyễn Du còn thể hiện khát vọng công lý tự do, dân chủ giữa một xã hội bất công, tù túng.
Cùng với đó, Truyện Kiều còn là tiếng nói lên án các thế lực tàn bạo, chà đạp lên quyền sống con người. Thế lực đó được điển hình hóa qua các nhân vật như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà, qua bộ mặt quan tham như Hồ Tôn Hiến… Đó còn là sự tàn phá, hủy diệt của đồng tiền trong tay bọn người bất lương tàn bạo, nó có sức mạnh đổi trắng thay đen, biến con người thành thứ hàng hóa để mua bán, chà đạp.
Về giá trị nghệ thuật: Nguyễn Du đã kết hợp tài tình tinh hoa của ngôn ngữ bác học với tinh hoa của ngôn ngữ bình dân. Với Truyện Kiều, tiếng Việt và thể thơ lục bát dân tộc đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ của nghệ thuật thi ca, là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Công đóng góp của Nguyễn Du về phương diện ngôn ngữ là có một không hai trong lịch sử.
Với những giá trị to lớn ấy, hàng trăm năm nay, Truyện Kiều luôn được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả từ trí thức tới người bình dân, làm lay động trái tim của bao thế hệ người Việt Nam, là cảm hứng sáng tác cho rất nhiều những tác phẩm thi ca nhạc họa sau này.
Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng đã góp phần đưa văn học Việt Nam vượt ra khỏi bờ cõi của một quốc gia, trở thành một phần của tinh hoa văn hóa nhân loại, ghi dấu ấn văn học Việt Nam trên thi đàn quốc thế. Với Truyền Kiều nói riêng và toàn bộ trước tác của Nguyễn Du nói chung, ông được các thế hệ người Việt Nam tôn vinh là Đại thi hào dân tộc, Hội đồng Hòa bình thế giới vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới.
Đánh giá về Truyện Kiều, trong Lời đầu sách Từ điển Truyện Kiều (1974), Giáo sư Đào Duy Anh viết: “Trong lịch sử ngôn ngữ và lịch sử văn học Việt Nam, nếu Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta …”.
Đến nay, Truyện Kiều đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng trên thế giới, trong đó tiếng Pháp có trên 10 bản dịch, tiếng Anh và tiếng Hàn Quốc trên 10 bản, tiếng Nhật có 5 bản…
Ngày 15/8/2014, Văn phòng Trung ương Đảng có Công văn số 8467-CV/VPTW thông báo ý kiến của Ban Bí thư về việc “Đồng ý chủ trương tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du, Danh nhân văn hóa thế giới trong năm 2015. Tỉnh Hà Tĩnh chủ trì tổ chức Lễ kỷ niệm; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự”. ()
Ảnh hưởng của tác phẩm truyện Kiều
Sáng tác của Nguyễn Du không thật đồ sộ về khối lượng, nhưng có vị trí đặc biệt quan trọng trong di sản văn học và văn hóa dân tộc. Hơn nữa nó lại rất năng sản. Từ đã nảy sinh biết bao những hình thức sáng tạo văn học và văn hóa khác nhau. Đặc biệt là số lượng rất lớn những bài bình luận, những công trình phê bình, nghiên cứu.
Ít có tác phẩm ngay khi ra đời cho đến mãi mãi về sau vẫn được nhân dân cả nước yêu chuộng như Truyện Kiều. Không phải chỉ yêu thích mà còn gửi gắm niềm tin. Niềm tin khẳng định sức mạnh ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Niềm tin chia sẻ kinh nghiệm văn chương, nghệ thuật. Nhưng nhất là niềm tin về tình yêu và cuộc sống. Truyện Kiều đã là một bài ca tình yêu và là một cuốn sách Đời.
Một tác phẩm như thế đã là một công trình vĩ đại, một vinh dự tuyệt vời. Truyện Kiều là một tác phẩm có giá trị như một thông điệp cho con người giao cảm với thế giới vô hình, dạt dào xúc động, mơ mà như thực, ảo huyền mà minh bạch lạ lùng. Và cũng là một bản tổng kết cuộc đời, tổng kết nhưng là cáo trạng, cáo trạng về cuộc đời bao nhiêu nỗi thương tâm (bách niên đa thiểu thương tâm sự). Ở kia: "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng!". Ở đây lại là một "trường dạ tối tăm trời đất!". Tác phẩm ấy là bài Văn tế thập loại chúng sinh, với cái tên quen thuộc: Bài ca chiêu hồn.
Vinh dự của Nguyễn Du đã vượt khá nhiều tác giả xưa nay. Chỉ riêng với một Truyện Kiều, văn học nghệ thuật Việt Nam trở nên thêm phong phú. Ca nhạc dân gian có giọng "lẩy Kiều". Sân khấu dân gian có "trò Kiều". Hội họa có nhiều tranh Kiều. Và Truyện Kiều từ xưa đến nay đã là đầu đề của nhiều trang bình luận và bút chiến. Thơ vịnh Kiều nhiều không kể xiết. Tuồng Kiều, phim Kiều xuất hiện. Và tiếng nói hằng ngày của nhân dân có thêm nhiều thành ngữ rút từ Truyện Kiều. Kiều đi vào mọi nẻo đường sinh hoạt: "Từ án sách đến bờ tre, xưởng máy; Ra chiến trường vẫn thấy tiếng Kiều ngân” là như vậy.
Đã có nhiều sách chú giải, nghiên cứu Đoạn trường tân thanh, có Từ điển Truyện Kiều, có tiểu thuyết Ba trăm năm lẻ. Nhưng vấn đề "Nguyễn Du và Truyện Kiều” thì chưa bao giờ hết? Cuộc đi tìm Nguyễn Du sẽ mãi là những gắng công của nhiều thế hệ
Nỗi sầu của ông mênh mông, tấm lòng của ông rộng lớn, ngòi bút của ông thần kỳ, chính ông cũng không nhận ra mà vẫn chờ đợi những ứng đáp của nhiều thế hệ hậu sinh tri kỷ:
... Hận xưa khôn hỏi trời già,
Nỗi oan phong vận mình ta buộc ràng,
Ba trăm năm lẻ mơ màng...
Biết ai hậu thế khóc chàng Tố Như?
Thơ văn viết về Nguyễn Du (trích)
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng - )
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời nghìn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”.
(Kính gửi cụ Nguyễn Du - )
“Trải qua một cuộc bể dâu
Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình
Nổi chìm kiếp sống lênh đênh
Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều!”
(Tố Hữu )
Đời nay đẹp gấp trăm lần thuở trước
Giở trang Kiều còn rung động ý thơ
Thơ Người mãi sống cùng đất nước
Dù mai sau dù có bao giờ
(Thăm mộ cụ Nguyễn Du - )
“Quê hương tôi có hát xoè, hát đúm...
“Có Nguyễn Du và có một Truyện Kiều”
(Bài thơ quê hương - 1966 - Nguyễn Xuân Lập )
Từ đầu thế kỷ XX, học giả Phạm Quỳnh đã có câu nói nổi tiếng "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn". Trải qua hàng trăm năm với biết bao dâu bể từ khi Đại Thi hào Nguyễn Du viết ra, Truyện Kiều vẫn mãi lay động tâm trí hàng triệu triệu người trên khắp thế giới. Có thể nói chưa có một áng văn thơ nào của Việt Nam được truyền tụng, thấm đẫm nhân văn trong đời sống xã hội như Truyện Kiều. (https://baomoi.com/, 27/11/2011)
“Truyện Kiều” hàng trăm năm được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả.
“Truyện Kiều” không biết tự bao giờ đã đi vào đời sống của nhân dân, và đã trở thành lời ăn tiếng nói của những người dân bình dị nhất cho đến những người trí thức, am hiểu về văn chương bác học.
Trong ca dao, người ta thấy có rất nhiều câu có vận dụng những hình ảnh trong “Truyện Kiều”. Ví dụ:
“Sen xa hồ, sen khô hồ cạn,
Liễu xa đào liễu ngả liễu nghiêng.
Anh xa em như bến xa thuyền.
Như Thúy Kiều xa Kim Trọng, biết mấy niên cho tái hồi!”
“Truyện Kiều” đã trở thành sức sống của dân tộc, là thứ thưởng ngoạn cho tao nhân mặc khách của mọi thời. Có câu:
“Làm trai biết đánh tổ tôm
Uống trà mạn hảo, xem Nôm Thúy Kiều”.
Trong cuộc đời đầy bất trắc, dường như ai ai cũng thấy một vài câu thơ trong truyện Kiều nói lên thân phận mình. Như hoàn cảnh đưa đẩy phải làm một việc liều lĩnh, biết mai kia ra làm sao, người trong cuộc đành chép miệng:
Cũng liều nhắm mắt đưa chân,
Thử xem con tạo xoay vần đến đâu.
Hoặc số phận hẩm hiu, bước trầm luân không dứt, kẻ xấu số đành an ủi:
Phận bèo bao quản nước sa,
Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh.
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước từ năm 1911. Trong suốt 30 năm ở xứ người nhiều lần Bác đã lẩy Kiều để bộc lộ tư tưởng, tâm trạng của mình
Năm 1919, sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, các nước thắng trận họp “Hội nghị hoà bình” ở Vecrsaille (Pháp) có 27 nước liên quan tới dự. Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã gửi “Bản yêu sách 8 điểm” cho Hội nghị, sau này là “bản yêu sách của nhân dân Việt Nam” được Bác sáng tác thành bài “Việt Nam yêu cầu ca” theo thể lục bát và song thất lục bát có cả thảy 56 câu. Trong đó có 4 câu cuối theo dạng lẩy Kiều:
Đồng bào bình đẳng tự do
Xét mình rồi lại đem so mấy người (câu 3080)
Ngổn ngang lời vắn tình dài (câu 183)
Anh em đã thấu lòng này cho chưa? (câu 2716 - 2717)
Cũng tại Pháp vào khoảng năm 1921 - 1922, Nguyễn Ái Quốc cùng một số đồng chí lập ra “Hội liên hiệp thuộc địa”. Nguyễn Ái Quốc đã giải thích ý nghĩa đoàn kết đấu tranh mới tạo nên sức mạnh bằng câu Kiều lẩy:
Rằng đây bốn biển một nhà (câu 2435)
Vàng, đen, trắng, đỏ đều là anh em
Năm 1928-1929, với tên mới là Thầu Chín, Bác đến Xiêm (Thái Lan) để vận động Kiều bào tham gia cách mạng, một hôm trời đã chập tối, Thầu Chín thoáng nghe tiếng một người mẹ ru con, Bác liền tức cảnh:
Xa nhà chốc mấy mươi niên (câu 2923)
Đêm qua nghe tiếng mẹ hiền ru con
Giữa năm 1931, Bác bị thực dân Anh bắt giam ở Hương Cảng. Ngồi trong tù Bác lo hết việc này đến việc khác, lo nhưng không giải quyết được gì, ngồi lo trong ngục mà lòng đầy ngổn ngang, Bác bèn ngâm câu Kiều lẩy:
Ngổn ngang trăm mối bên lòng (câu 183)
Ngủ không yên giấc, ăn không ngon mồm
(Nguồn trang tin điện tử ban quản lý lăng chủ tịch Hồ Chí Minh -http://bqllang.gov.vn/ ngày 02 tháng 8 năm 2012).
Lẩy Kiều đã phát sinh không chỉ trong cộng đồng người Việt mà cả những chính khách của thế giới
Trong chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam vào tháng 11/2000 với cương vị Tổng thống, tại bữa tiệc khoản đãi quốc khách ở Phủ Chủ tịch, Tổng thống Bill Clinton đã dùng hai câu thơ của Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiều) để diễn tả về sự thay đổi của vạn vật qua bốn mùa rồi từ đó chuyển sang ý tưởng thời cuộc và quan hệ bang giao giữa hai nước:
“Sen tàn cúc lại nở hoa;
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.”
Ông Clinton mượn hình ảnh "sen tàn” và "cúc nở hoa” để nói về hình ảnh băng giá của thời quá khứ đã bắt đầu tan và thay vào đó là những cơ hội trong tương lai của quan hệ Việt-Mỹ. ( 10/07/2015).
Và gần đây nhất, ngày 7 tháng 7 năm 2015, sau cuộc gặp với Tổng thống Obama ở Nhà Trắng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dự tiệc chiêu đãi do Phó tổng thống Joe Biden chủ trì tại Bộ Ngoại giao nhân chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ. Phó tổng thống Biden - người kêu gọi chấm dứt chiến tranh Việt Nam khi lần đầu tiên được bầu làm thượng nghị sĩ năm 1972. Ông kết thúc bài phát biểu bằng việc dẫn hai câu thơ Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, bày tỏ hy vọng vào tương lai tươi sáng của quan hệ song phương sau một giai đoạn lịch sử khó khăn:
"Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời". (, 08/07/2015)
Trong bài phát biểu 30 phút trước các trí thức và giới trẻ Việt Nam, để kết thúc bài phát biểu của mình Tổng thống Obama đã dẫn 2 câu Kiều để nói về khát vọng cho tương lai Việt - Mỹ:
"Rằng trăm năm cũng từ đây/
Của tin gọi một chút này làm ghi."(https://news.zing.vn, 24/05/2016)
Trích nguồn:
Trước hết ta phải hiểu Danh nhân ở đây giới hạn như thế nào?
Là người có danh tiếng và được xã hội công nhận
Hay là người có và được công chúng thừa nhận một cách rộng rãi, với hệ quả trực tiếp là được ca ngợi.
Hay chỉ là người có bởi có công trạng với xã hội và được xã hội ghi nhận. Họ có thể là những nhà văn hoá, nhà quân sự, nhà khoa học...
Ở bài viết này chúng ta giới hạn danh nhân là người có danh tiếng, có công trạng với xã hội và được xã hội ghi nhận.
Lịch sử Việt Nam là lịch sử của hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Con người Việt Nam, từ xưa đến nay không ngừng phải vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, luôn thường trực với mệnh sống còn của dân tộc, đưa dân tộc ta vững bước đi lên sứng tầm với các dân tộc quốc tế. Trong môi trường lịch sử đấu tranh dựng nước và giữa nước thấm đẫm đầy máu và nước mắt ấy, dân tộc Việt Nam luôn luôn sản sinh những người con anh hùng, những bậc tài cao đức trọng, những con người có đầy nghị lực, ý chí và sự thông minh hơn người, có đức hy sinh cao cả để làm cho non sông đất nước ta, cho dân tộc ta thêm niềm tự hào. Để rồi những con người đó được dân tộc ta tôn vinh như những anh hùng của dân tộc. Nhiều người đã được linh thiêng hóa trở thành biểu tượng của những uy lực tối cao trong đời sống sinh hoạt tinh thần của cộng đồng với những nét tích cực và hữu ích. Phải chăng đó là các Danh nhân. Trong Danh nhân có Danh nhân thế giới, Danh nhân Dân tộc, Danh nhân văn hóa, Danh nhân Quân sự... Vậy sự chuẩn mực này này nên làm rõ trong bộ từ điển tiếng Việt.
Trong lịch sử Việt Nam dòng họ nào cũng có danh nhân. Chính họ là những ngôi sao sáng góp phần làm nên những trang sử mới, trang sử vẻ vang của dân tộc. Trong dòng lịch sử đó họ Nguyễn Việt Nam cũng vậy và trong lĩnh vực nào cũng có.
Họ Nguyễn Việt Nam rất tự hào vì có 3 danh nhân văn hóa, những người có tài năng lỗi lạc, đạo đức cao cả, có những trước tác văn học nổi tiếng và có giá trị nhân văn cao quý, có tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa cộng đồng qua nhiều giai đoạn lịch sử được Unesco công nhận là danh nhân văn hóa thế giới đó là: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nguyễn Ái Quốc.
Trích nguồn:
Nguyễn Trọng Đạt (: 阮仲達 -) hay Linh Quận Công (không rõ năm sinh nhưng khoảng vào những thập niên đầu của thế kỷ XV) là một tướng thời ở . Ông lớn lên trong một gia đình danh gia thế phiệt, có truyền thống thượng võ và giàu lòng trung quân ái quốc. Thân sinh ông là một dũng tướng, bậc khai quốc công thần. Chính vì vậy, Nguyễn Trọng Đạt cùng các anh em trong gia đình được thừa hưởng tinh thần thượng võ của cha ông và sớm trở thành những rường cột của triều đình nhà .
Nguyễn Trọng Đạt là con trai thứ 10 của Thái sư Cương Quốc Công . Ông vốn là bậc kỳ tài trong thiên hạ, văn võ song toàn có công với dân, với nước được triều Lê sơ phong nhiều tước, hàm: "Tín đạt đại phu xuất thân, tán trị công thần, Bắc quân đô đốc lịch trung dinh thượng tướng quân Linh Quận Công Nguyễn Trọng Đạt".
Với dòng dõi trâm anh thế phiệt, vốn có tài năng bẩm sinh hơn người, được rèn luyện từ nhỏ, theo cha tham gia nhiều trận mạc và lập nhiều chiến tích hiển hách. Năm Bính Dần 1446, Chiêm Thành xâm lấn bờ cõi nước ta ở phía Nam, ông theo cha đi đánh Chiêm Thành. Trận chiến thắng lợi, ông được triều đình giao thêm trọng trách cải tạo tù binh ở Đồng Xô – Bàu Ố. Ở nơi cải tạo nhiều nắng gió, thiếu thốn, khó khăn nhưng hai cha con ông đã thành công trong việc thu phục tù binh, lập nên 2 trang Đồng Xô – Bàu Ố.
Năm Canh Thìn 1460 với chức vụ là Thượng tướng quân Bắc Quân Đô đốc theo lệnh cha cùng các anh trai, với vai trò nòng cốt ông đã có công lớn trong việc lật đổ đem lên ngôi báu Đại Thống. Năm 1471, ông cùng các anh trai theo vua Lê Thánh Tông đi đánh quân Chiêm Thành, cuộc chiến thắng lợi Sau khi Chiến Thắng Ông Được Vua lê Cho Quản lý Vùng Đất Từ Nghệ An Đến Vùng Đất Thuận Hóa Mới Chiến Được,Ông Mất Đó là vào ngày 17 tháng 5 năm Tân Mão 1471. Ông được an táng tại Bàu Sen – Kim Ổ, (nay thuộc phường Nghi Hương, Thị xã Cửa Lò) và được người dân nơi đây suy tôn là Thành hoàng làng.
Vinh danh
Sáng ngày 24/3, UBND thị xã Cửa Lò phối hợp với con cháu dòng họ Nguyễn Đình tổ chức lễ đón nhận bằng di tích cấp Mộ, Đền và Nhà thờ Linh Quận Công Nguyễn Trọng Đạt tại phường Nghi Thủy.
Gia đình ông định cư tại Thượng xá làng Yên Lương. Ông có ba bà phu nhân, chính thất được phong là Dương Thị Thục Nhân (Nguyễn Thị Thu) và hai bà kế thất đều phong là quận phu nhân. Ông có hai người con trai, trưởng nam là Yên Nghĩa Hầu Nguyễn Đình Đệ. Con trai thứ là Dương Võ Bá Nguyễn Đình Thủy.()
Nguyễn Trọng Đạt là con trai thứ 10 của Thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí. Ông vốn là bậc kỳ tài trong thiên hạ, văn võ song toàn có công với dân, với nước được triều Lê sơ phong nhiều tước, hàm: “Tín đạt đại phu xuất thân, tán trị công thần, Bắc quân đô đốc lịch trung dinh thượng tướng quân Linh Quận Công Nguyễn Trọng Đạt”.
Với dòng dõi trâm anh thế phiệt, vốn có tài năng bẩm sinh hơn người, được rèn luyện từ nhỏ, theo cha tham gia nhiều trận mạc và lập nhiều chiến tích hiển hách. Năm Bính Dần 1446, Chiêm Thành xâm lấn bờ cõi nước ta ở phía Nam, ông theo cha đi đánh Chiêm Thành. Trận chiến thắng lợi, ông được triều đình giao thêm trọng trách cải tạo tù binh ở Đồng Xô – Bàu Ố. Ở nơi cải tạo nhiều nắng gió, thiếu thốn, khó khăn nhưng hai cha con ông đã thành công trong việc thu phục tù binh, lập nên 2 trang Đồng Xô – Bàu Ố.
Mộ và Đền thờ Nguyễn Trọng Đạt nằm ở khối 10 phường Nghi Hương bên Bàu Sen thanh tịnh, được nhân dân chăm lo hương khói chu đáo. Còn nhà thờ tại Khối 8, phường Nghi Thủy tọa lạc trên diện tích 500m2 được con cháu góp công góp của tôn tạo trùng tu.Năm Canh Thìn 1460 với chức vụ là Thượng tướng quân Bắc Quân Đô đốc theo lệnh cha cùng các anh trai, với vai trò nòng cốt ông đã có công lớn trong việc lật đổ Lê Nghi Dân đem Lê Tư Thành lên ngôi báu Đại Thống. Năm 1471, ông cùng các anh trai theo vua Lê Thánh Tông đi đánh quân Chiêm Thành, cuộc chiến thắng lợi nhưng do bị thương nặng nên trên đường trở về ông đã mất. Đó là vào ngày 17 tháng 5 năm Tân Mão 1471. Ông được an táng tại Bàu Sen – Kim Ổ, (nay thuộc phường Nghi Hương, Thị xã Cửa Lò) và được người dân nơi đây suy tôn là Thành hoàng làng.
“ Thần tích thần sắc của một vĩ nhân Bậc tiên hiền Linh Quận Công Nguyễn Trọng Đạt âu cũng là việc ôn cố tri tân nên làm”. Đây là câu lược ghi gói gọn đầy đủ những thành kính, mong mỏi của toàn thể con cháu họ Nguyễn Đình tới bậc tổ tiên mình trong dịp nhân kỷ niệm 548 năm ngày mà đức tổ đại chi 10 về cõi vĩnh hằng (1471 – 2019) và vinh dự đón nhận bằng di tích lịch sử cấp quốc gia./.
Trích nguồn:
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nguyễn Ái Quốc sinh ngày năm mất ngày năm là một nhà , sáng lập , một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho trong thế kỷ 20. Khi Người mất Hà Nội nhận được hơn 22.000 bức điện chia buồn từ 121 nước trên khắp . Nhiều nước trong khối đã tự tổ chức truy điệu và đưa ra những lời ca ngợi Người. Một tuyên bố chính thức từ đã gọi Hồ Chí Minh là một "Người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam anh hùng, nhà lãnh đạo xuất chúng của Cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc, và một người bạn lớn của Liên bang Xô Viết". Từ các nước , người ta ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh trong vai trò của người bảo vệ những con người bị áp bức. Một bài báo xuất bản ở miêu tả Người là sự kết tinh của "Nhân dân và hiện thân của khát vọng đấu tranh cho tự do và cho sự đấu tranh bền bỉ của nhân dân". Những bài báo khác đề cao phong cách giản dị và đạo đức cao của Người. Một bài xã luận trên một tờ báo của viết:
“ Ông có một trái tim bao la như vũ trụ và tình yêu trẻ thơ vô bờ bến. Ông là hình mẫu của sự giản dị trong mọi mặt”
Báo chí phương Tây đặt sự chú ý cao đối với cái chết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các tờ báo ủng hộ có xu hướng miêu tả Người như là một đối thủ xứng đáng và là người bảo vệ cho những con người bị áp bức. Ngay cả những tờ báo đã từng phản đối mạnh mẽ chính quyền Hà Nội cũng ghi nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã cống hiến cả cuộc đời cho công cuộc kiếm tìm độc lập và thống nhất đất nước Việt Nam của Người, đồng thời là tiếng nói nổi bật trong việc bảo vệ những dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Tại , hay tin Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, vào ngày năm 1969 Pet-ghi Đap-phơ - nhà báo tờ "Báo Diễn đàn", đã ghi nên một bài báo có độ dài không ít, trong đó Người được xem như: “ một người vừa là , vừa là của đất nước Mỹ”. Người được coi là tượng trưng cho sự đấu tranh kiên quyết, bền bỉ và thắng lợi của một dân tộc nhỏ chống chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ, những nơi mà: “Tên tuổi của đồng chí Hồ Chí Minh sẽ mãi mãi gắn bó với những hành động cao cả nhất và những ước mơ cao quý nhất của nhân loại nhằm thực hiện một khối cộng đồng anh em thực sự của nhân dân các nước được hưởng quyền bình đẳng và được thoả mãn đầy đủ về những nhu cầu vật chất và tinh thần của mình...” (Trích điện chia buồn của Đảng Cộng sản Mỹ).
Tờ New York Times, số ra ngày Chủ nhật 9-5-1954 viết: " Người không những là thần tượng của nhân dân Việt Nam mà còn được Pháp công nhận là người phát ngôn đầu tiên của Việt Nam... Người Việt Nam này từng để lại ấn tượng sâu sắc và đặc biệt có cảm tình đối với các quan chức và nhà báo nước ngoài. Một người Pháp, sau này trở thành Cao ủy Pháp tại Đông Dương, cũng phải thừa nhận ông Hồ là người có tính cách rất mạnh mẽ và đáng tôn kính...Ngày nay, không một tên tuổi nào ở Châu Á lại nổi tiếng như nhà cộng sản và dân tộc chủ nghĩa lão thành Hồ Chí Minh. Người chính là biểu tượng, là nhân vật truyền thuyết hơn là một con người bằng da bằng thịt".
Tạp chí Time, số ra ngày 22-11-1954 đã đăng trên trang bìa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và dành năm trang nói về thân thế và sự nghiệp cùng với việc Việt Nam chiến thắng Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Tạp chí này nhấn mạnh: "Với thắng lợi (Điện Biên Phủ), uy tín của Ông Hồ Chí Minh đã vươn tới đỉnh cao mới tại Châu Á. Các nhà dân tộc chủ nghĩa tại nhiều nước, mặc dù họ chống cộng, cũng không thể không lấy làm tự hào trước chiến công của một quân đội một nước Châu Á đánh bại những kẻ từng là "ông chủ" của họ từ Châu Âu tới... Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, lực lượng Việt Minh đã có được một quân đội chiến đấu trong rừng có hiệu quả nhất Đông Nam Á, có vị tướng tài ba nhất Đông Nam Á là Võ Nguyên Giáp, có một tổ chức chính trị vững chắc nhất do Hồ Chí Minh đứng đầu và có trình độ lãnh đạo lão luyện".
Tờ New York Times, số ra ngày Chủ nhật 28-3-1965, trong bài Bác Hồ bất chấp chú Sam, đã viết: "Khuất trong rặng hoa và cây xanh bao quanh tòa nhà của cựu Toàn quyền Pháp ở Hà Nội là một ngôi nhà nhỏ với những đồ đạc giản dị. Trước đây là căn phòng của người làm vuờn, nay là nhà của một cụ già mảnh khảnh có nụ cười luôn ấm lòng người khác. Cụ chính là người đã phá tan hệ thống thuộc địa Pháp ở Đông Dương và giờ đây lại bất chấp sức mạnh của Mỹ trong cuộc chiến tranh mới, có thể là tiền đề cho một sự sụp đổ hoặc một chiến thắng vĩ đại nhất".
Tờ Washington Post, có số phát hành và ảnh hưởng lớn nhất ở Mỹ, sau Lễ tang Bác tháng 9 năm 1969, đã viết: "Không một nhà hoạt động lớn nào trong thập kỉ cách mạng dân tộc đầy sôi động này lại sống lâu, có ảnh hưởng lớn trên thế giới, thực hiện nhiều sách lược đường lối với nhiều thách thức to lớn như vị lãnh tụ cộng sản Việt Nam - Ông Hồ Chí Minh. Con người mảnh khảnh, nhưng đôi mắt tinh anh sáng rực, đã trải qua nhiều nghề nghiệp, từ khi còn là bồi bàn trên tàu thủy, rồi làm nghề rửa bát, cấp dưỡng, giáo viên, thợ rửa ảnh và trở thành nhà tổ chức không mệt mỏi, vươn lên trên những nhân vật đương thời".
Tờ New York Times, số ra ngày 4-9-1969: "Trong số các chính khách của thế kỉ 20, ông Hồ Chí Minh là nhân vật nổi bật về tính bền bỉ, dẻo dai và lòng kiên nhẫn trong việc tìm kiếm mục tiêu độc lập cho Việt Nam và thành công trong việc dung hòa chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa dân tộc".. (, 22/1/2013)